Liệu tôi đã từng trải qua một cơn đau tim thầm lặng?

Nhiều người có thể trải qua cơn đau tim thầm lặng mà không biết.

Các cơn đau tim thầm lặng – không triệu chứng nhưng vẫn gây tử vong

Đau ngực do ợ nóng dễ bị nhầm lẫn với cơn đau tim nguy hiểm

5 dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị đau tim

Còn trẻ đã đau tim thì dễ tử vong sớm!

Bác sỹ Anthony Komaroff, Trường Y Harvard trả lời:

Chào bạn!

Thông thường khi nói đến đau tim, mọi người thường nghĩ đến hình ảnh một người ôm lấy ngực, vô cùng đau đớn. Hình ảnh này in sâu vào suy nghĩ của chúng ta đến mức bạn không thể tin việc mình có thể trải qua một cơn đau tim mà không biết.

Trên thực tế, có những cơn đau tim tấn công người bệnh trong im lặng. Trong trường hợp này, một phần tim không được cung cấp máu, khiến cho các cơ tim tại khu vực đó chết đi, gây ra cơn đau tim thầm lặng.

Cơn đau tim thầm lặng xảy ra khi một phần tim không được cung cấp máu.

Trong các cơn đau tim thầm lặng, mọi người không trải qua các cơn đau trầm trọng ở ngực mà xuất hiện các triệu chứng khác. Các triệu chứng thường thấy là cảm giác nặng ở ngực, đau cổ, đau hàm, vai hoặc cánh tay. Một số người có thể cảm thấy khó thở, vã mồ hôi, mệt mỏi, chóng mặt hoặc buồn nôn. Đa số mọi người không cho đây là dấu hiệu của vấn đề tim mạch.

Các nhà nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu Nguy cơ xơ vữa động mạch trong cộng đồng đã tiến hành nghiên cứu trên gần 10,000 người trong khoảng thời gian 10 năm tại Mỹ. Các đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Những người từng bị đau tim có triệu chứng, những người bị đau tim thầm lặng và những người chưa từng bị đau tim.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm đầu tiên có nguy cơ tử vong do bệnh tim trong tương lai cao gấp 5 lần so với nhóm thứ 3. Đáng ngạc nhiên nhất, nguy cơ tử vong ở nhóm thứ 2 cũng cao hơn gấp 3 lần so với nhóm thứ 3.

Điều này cho thấy các cơn đau tim thầm lặng cũng là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nghiêm trọng. Dù không nghiêm trọng bằng các cơn đau tim gây ra triệu chứng, bạn vẫn nên cẩn trọng nếu từng trải qua cơn đau tim thầm lặng. Tốt hơn hết bạn nên có lối sống lành mạnh hơn, tham khảo từ bác sỹ các biện pháp điều trị các điều kiện như tăng huyết áp hay mỡ máu cao,… để tránh biến chứng tim mạch trong tương lai.

Chúc bạn sức khỏe!

Vi Bùi H+ (Theo Askdoctork)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị